Header Ads Widget

Ticker

6/recent/ticker-posts

Cài đặt và sử dụng Pritunl VPN để thực hiện VPN đến môi trường AWS Private trên Ubuntu

Keywords: How to install Pritunl VPN to connect to AWS Private environment on Ubuntu

Lâu rồi mới viết một bài viết nào đó cho các bạn xem, hôm nay mình sẻ không chia sẻ thủ thuật hay gì cả, mà là PR một tools VPN khá tuyệt vời, nói trước luôn là bản thân mình chưa nhận một đồng PR nào đâu nha, chỉ là thấy nó hay và giới thiệu cho mọi người biết đến thôi à, vậy tools nào mà để mình cất công PR đến vậy ? các bạn xem tiêu đề là biết thôi haha, nói vui vậy thôi mình đi thẳng vào việc hướng dẫn các bạn cài đặt luôn nhé

Anh em nào có suy nghĩ bảo mật, xây dựng một hệ thống AWS hay một Cloud Network nào đó toàn nằm ở Private và bên ngoài không thể truy cập đến được, nhưng vì một số lý do nào đó mà các bạn cần cho phép ai đó truy cập đến, lúc này chả lẻ Public ra ngoài, không cách này không nên vì nó sẻ thiếu đi tính security của Cloud như vậy chúng ta sẻ có 2 cách khác.

  • Thứ 1: Sử dụng bastion (nó là gì thì các bạn có thể lên mạng tìm hiểu giúp mình nhé) 
  • Thứ 2: Chính là việc sử dụng VPN

Tại đây mình thấy việc sử dụng VPN nó khá tiện lợi và thế là mình chọn Option 2, tới mục lựa chọn VPN thì mình nhận thấy thằng Pritunl này khá ổn, là một tools Open Source nhưng vô cùng mạnh mẽ, để cài thì các bạn thực hiện chạy các câu lệnh sau nhé

sudo echo "deb [ arch=amd64,arm64 ] https://repo.mongodb.org/apt/ubuntu focal/mongodb-org/4.4 multiverse" > /etc/apt/sources.list.d/mongodb-org-4.4.list
sudo echo "deb http://repo.pritunl.com/stable/apt bionic main" > /etc/apt/sources.list.d/pritunl.list
sudo apt-key adv --keyserver hkp://keyserver.ubuntu.com --recv E162F504A20CDF15827F718D4B7C549A058F8B6B
sudo apt-key adv --keyserver hkp://keyserver.ubuntu.com --recv 7568D9BB55FF9E5287D586017AE645C0CF8E292A
Miễn sao khi bạn truy cập đến đường dẫn: "/etc/apt/sources.list.d"
Thì nó sẻ có 2 file như hình nhé
Tiếp đến ta chạy lệnh sau
curl -fsSL https://www.mongodb.org/static/pgp/server-4.4.asc | sudo apt-key add -
sudo apt-key adv --keyserver hkp://keyserver.ubuntu.com --recv 9DA31620334BD75D9DCB49F368818C72E52529D4
sudo apt update
sudo apt --assume-yes install pritunl mongodb-server
systemctl start pritunl mongodb
systemctl enable pritunl mongodb
service pritunl status
Sau khi mọi thứ đã được cài đặt thành công rồi, ta thực hiện lấy key setup để điền vào trong web
  • Note: Trong trường hợp xảy ra lỗi như sau, thì đây thuộc vấn đề ở lỗi python3 của bạn, bạn reinstall lại python3 hoặc gỡ python3 ra và cài lại thì mọi thứ sẻ bình thường trở lại
sudo pritunl setup-key
sudo pritunl default-password
Tại đây bạn truy cập IP máy cài đặt Pritunl truy cập với Port 443 nó sẻ yêu cầu setup key các bạn điền từ câu lệnh đã chạy, sau khi đã điền xong thì tới phần Password mặc định của nó, các bạn điền và thực hiện thay đổi thành Password mà các bạn muốn, việc đầu tiên ở đây là các bạn thực hiện tạo công ty để chứa đựng User để có thể truy cập vào hệ thống của bạn tại mục Organizations
Chúng ta sẻ điền những cái cần thôi còn những ô khác mình không cần điền
Sau khi đã có xong rồi thì tạo tiếp Users để có thể truy cập VPN 
Sau khi đã dựng xong Users thì tiếp đến vấn đề quan trọng chính là Server và Route các bạn chuyển qua phần Server 
Chọn Add Server tại đây chúng ta có thể hiểu rằng
  1. Port: đây sẻ là Port để kết nối VPN chúng ta cần mở firewall hay gì đó để người khác truy cập vào port này
  2. Name: thì chính là tên của server đó
  3. DNS: lựa chọn mặc định google đi, không thì các bạn chọn DNS trong server của các bạn cũng được, tùy các bạn
  4. Virtual Network: đây là dãi IP để khi client họ truy cập thì họ sẻ được cấp IP trong dãi này
Xong thì tới phần Add Route
Phần này các bạn cứ add theo class của IP trong mạng  của bạn hoặc add theo từng IP cụ thể cũng được, miễn sao nó route tới điểm bạn muốn, cái này chắc ai có kiến thức mạng 1 chút thì sẻ hiểu ý mình
Thực hiện Add Route xong thì ta bắt đầu Start Server lên và qua phần User hồi nảy tạo lấy thông tin connect gửi đến cho người dùng, easy quá đúng không nào, chúc các bạn thành công nhé.
Nguồn: itblognote.com

Post a Comment

0 Comments